THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH TIÊU BIỂU CHÀO MỪNG 94 NĂM, NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CÔNG SẢN VIỆT NAM 03 /02/1930 - 03/02/2024.

Trang chủ/ Tin tức, sự kiện

  09/10/2024     |  Lượt xem 362   

Tuyên truyền Kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2023)

I. SỰ RA ĐỜI NÔNG HỘI ĐỎ, TIỀN THÂN CỦA HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM.

Đầu năm 1920, sau khi dập tắt các cuộc khởi nghĩa của nông dân, ruộng đất được tích tụ vào tay một số ít địa chủ Pháp, nhà chung, phong kiến, quan lại, địa chủ thường và địa chủ kiêm công thương ,4 triệu hộ nông thôn lúc bấy giờ hoàn toàn không có đất. Họ bị bóc lột dã man bởi tô, tức, thuế…

Nguyễn Ái Quốc là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam, từ lâu, Người đã hiểu và gắn bó với nông dân Việt Nam. Trong cuốn Đường Kách mệnh (1927), đồng chí Nguyễn Ái Quốc  đặt vấn đề nông dân Việt Nam muốn thoát khỏi ách áp bức, bóc lột thì phải “tổ chức nhau lại”, vì vậy, Người đã dành riêng một chương phân tích về tình hình nông dân Việt Nam và tầm quan trọng của “Tổ chức dân cày”, Nhưng trong tình hình hiện tại chưa nên gọi là Hội dân cày, mà nên gọi là phường lợp nhà, phường đánh cá, phường chung lúa…

Cuối thập kỷ 20 của thế kỷ XX, Nông hội đỏ đã xuất hiện ở một số địa phương. Tháng 11/1929 , nông dân cả nước đã vùng lên đấu tranh cùng với công nhân giành thắng lợi từng bước. Chỉ tính từ tháng 5/1930 – 10/1930 cả nước có 53.000 hội viên nông hội.

II. HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ

1. Hội Nông dân Việt Nam và cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc (1930 – 1945).

Ngày 20/3/1931, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị về vấn đề chỉnh đốn Nông hội đỏ, trong đó khẳng định vai trò to lớn của Nông hội trong cách mạng, giai cấp nông dân “là một lực lượng chính của cách mạng”.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương hai, các tổ chức Nông hội được củng cố và trực tiếp lãnh đạo phong trào đấu tranh của nông dân. Tháng 6/1932 Trung ương Đảng đã khởi thảo Chương trình hành động nhằm khôi phục nhanh chóng phong trào cách mạng,

Tháng 3/1937, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp, đề ra đường lối chính trị và phương pháp tổ chức mới, tên của các tổ chức quần chúng đều được thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Quyết định lấy tên Nông hội thay Nông hội đỏ. Nông dân có tổ chức chính là Nông hội.

Trong năm 1937, có hơn 150 cuộc đấu tranh của nông dân chống cướp ruộng đất, đòi chia ruộng công, giảm tô, tức, khất thuế... Từ tháng 01 – 11/1938, có 125 cuộc đấu tranh của nông dân với 55.442 người tham gia.

Năm 1941 - 1942, dưới sự lãnh đạo của Nông hội, nông dân đã đấu tranh chống thu thóc, chống nhổ lúa trồng đay, nhổ ngô trồng thầu dầu... Từ năm 1943, với khẩu hiệu: ''Đoàn kết toàn dân đánh đuổi Nhật - Pháp'', ''Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói'' đã lôi cuốn hàng triệu nông dân vùng lên đấu tranh trực diện với kẻ thù. Qua phong trào đấu tranh các tổ chức cứu quốc của nông dân càng phát triển mạnh mẽ, góp sức vào làn sóng khởi nghĩa từng phần đang nổi lên cuồn cuộn trong cả nước, làm tan rã từng mảng chính quyền cơ sở của phát xít, tay sai, tạo nên khí thế cách mạng sôi sục, đưa cả nước hừng hực bước vào cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công.

2. Giai cấp nông dân Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước (1945 - 1975).

Ở miền Bắc:

Với tinh thần ''Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng'', nông dân đã hăng hái tham gia "Phong trào thi đua ái quốc sản xuất lập công đề cao chiến sĩ'' do Đảng và Chính phủ phát động. Các cấp Hội nông dân đã tập trung vận động thực hiện các phong trào, như: xây dựng “Cánh đồng 5 tấn”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, phong trào thanh niên nông thôn lên đường tòng quân giết giặc, bảo vệ Tổ quốc…

            Chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ, ngày 07/5/1954 và thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ, ngày 20/7/1954 về Đông Dương mở ra một thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam. Hoà bình được lập lại ở Đông Dương, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ở miền Nam:

Phong trào đấu tranh chính trị của nông dân miền Nam diễn ra hết sức mạnh mẽ, quyết liệt. Các làng, xã chiến đấu được hình thành và phát triển.

Ngày 20/12/1960, Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam đã họp tại căn cứ Bắc Tây Ninh, tuyên bố thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Ngày 21/4/1961, “Hội Nông dân giải phóng miền Nam Việt Nam” chính thức được thành lập và là thành viên của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Sự ra đời của Hội là một mốc lịch sử đánh dấu sự phát triển của tổ chức nông dân.

Thắng lợi của phong trào nông dân nổi dậy và cuộc tiến công chiến lược Xuân - Hè 1972 đã làm chuyển biến căn bản cục diện chiến tranh ở miền Nam và tiến tới "Tổng tấn công" mùa Xuân năm 1975 giành trọn vẹn thắng lợi, đất nước thống nhất, Nam - Bắc sum họp một nhà.

3. Hội Nông dân Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Qua 93 năm xây dựng và phát triển, Hội Nông dân Việt Nam đã vinh dự được Đảng, Nhà nước ghi nhận và trao tặng các hình thức khen thưởng cao quý. Trong đó có 02 lần vinh dự được trao tặng Huân chương Sao Vàng; 01 lần vinh dự được trao tặng Huân chương Độc Lập; Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930-14/10/2020), Hội Nông dân Việt Nam vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh.

4. Các kỳ đại hội của Hội Nông dân Việt Nam

4.1. Đại hội lần thứ I (nhiệm kỳ 1988 - 1993)

Đại hội được tổ chức từ ngày 28/3 - 29/3/1988 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Tham dự Đại hội có 613 đại biểu thay mặt cho 11.188.789 hội viên của cả nước. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 95 đồng chí và bầu 17 Ủy viên Ban Thường vụ. Đồng chí Phạm Bái - Ủy viên Trung ương Đảng được bầu giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

4.2. Đại hội lần thứ II (nhiệm kỳ 1993 - 1998)

Đại hội được tổ chức từ ngày 15/11 - 19/11/1993 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có 600 đại biểu đại diện cho 7.269.982 hội viên. Đại hội đã bầu 77 đồng chí vào Ban Chấp hành và 14 Ủy viên Ban Thường vụ. Đồng chí Nguyễn Văn Chính (Chín Cần) - Ủy viên Trung ương Đảng được bầu lại làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

4.3. Đại hội lần thứ III (nhiệm kỳ 1998 - 2003)

Đại hội được tổ chức từ ngày 17/11 - 20/11/1998 tại Cung Văn hóa Hữu nghị, Hà Nội. Tham dự Đại hội có 700 đại biểu thay mặt cho 7.215.544 hội viên, nông dân. Đại hội đã bầu 114 Ủy viên Ban Chấp hành, 19 Ủy viên Ban Thường vụ. Đồng chí Nguyễn Đức Triều - Ủy viên Trung ương Đảng được bầu lại giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

4.4. Đại hội lần thứ IV (nhiệm kỳ 2003 - 2008)

Đại hội được tổ chức từ ngày 22/11 - 25/11/2003 tại Cung Văn hóa Hữu nghị, Hà Nội. Tham dự Đại hội có 860 đại biểu đại diện cho 8.173.238 hội viên cả nước. Đại hội đã bầu 120 Ủy viên Ban Chấp hành và 21 Ủy viên Ban Thường vụ; đồng chí Vũ Ngọc Kỳ - Ủy viên Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

4.5. Đại hội lần thứ V (nhiệm kỳ 2008 - 2013)

Đại hội được tổ chức từ ngày 22/12 - 25/12/2008 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình - Hà Nội. Tham dự Đại hội có 1.175 đại biểu đại diện cho 9.563.577 hội viên. Đại hội đã bầu 124 Ủy viên Ban Chấp hành và 21 Ủy viên Ban Thường vụ; đồng chí Nguyễn Quốc Cường - Ủy viên Trung ương Đảng tái đắc cử giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

4.6. Đại hội lần thứ VI (nhiệm kỳ 2013 - 2018)

Đại hội được tổ chức từ ngày 30/6 - 03/7/2013 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình - Hà Nội. Tham dự Đại hội có 1.169 đại biểu thay mặt cho 9.913.432 hội viên, nông dân cả nước. Đại hội đã bầu 122 Ủy viên Ban Chấp hành và 21 Ủy viên Ban Thường vụ; đồng chí Nguyễn Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng được tái cử giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

 4.7. Đại hội lần thứ VII (nhiệm kỳ 2018 – 2023)

 Đại hội được tổ chức từ ngày 11 - 13/12/2018 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình - Hà Nội. Tham dự Đại hội có 999 đại biểu đại diện cho 10.192.865 hội viên. Đại hội đã bầu 119 uỷ viên Ban Chấp hành; Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khoá VII họp ngày 12/12/2018 tại Hà Nội đã bầu 21 uỷ viên Ban Thường vụ; đồng chí Thào Xuân Sùng, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng tái đắc cử giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

4.8. Tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2023 - 2028)

Trải qua 93 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam, phát huy truyền thống lịch sử cách mạng vẻ vang của tổ chức Hội và giai cấp nông dân, các cấp Hội Nông dân Việt Nam đã không ngừng đổi mới nội dung phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động, tập hợp nông dân để củng cố, kiện toàn và xây dựng tổ chức Hội Nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh. Đến nay, cả nước có gần 10 triệu hội viên sinh hoạt động tại 9.885 cơ sở Hội, với tổng số 79.808 chi Hội và 155.662 tổ Hội.

         Trong nhiệm kỳ 2018 – 2023, các cấp Hội Nông dân Việt Nam đã tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò của mình, tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân phát huy tốt vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh . Vì vậy, các phong trào thi đua do Hội phát động và hưởng ứng đã được lan tỏa sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường; hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ, đào tạo nghề, phát triển các mô hình kinh tế, tổ hợp tác, hợp tác xã tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,  nâng cao đời sống của nông dân; vai trò của Hội là trung tâm, nòng cốt cho các phong trào nông dân ngày càng được thể hiện rõ nét.
 
                                                                                                                     BCH Hội nông dân xã Đông Tảo 
 
Liên kết
Video Clip
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 34369